Trẻ bị nôn trớ sau khi tiêm phòng có sao không? Câu hỏi này là sự lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ. Để tìm hiểu chi tiết và có cách xử lý kịp thời thì bạn hãy tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng
Sau khi tiêm phòng thì trẻ em có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Một trong số đó là tình trạng trẻ em bị nôn trớ, gây nhiều hoang mang. Theo đó bạn hãy tìm hiểu thông tin trẻ em sau khi tiêm phòng dưới đây:
1.1. Theo dõi tối thiểu 30 phút sau khi tiêm phòng tại cơ sở tiêm chủng:
Các trường hợp sau khi tiêm chủng thì sẽ được theo dõi tại cơ sở tiêm khoảng 30 phút. Một số những triệu chứng bất thường có thể xảy ra ở trẻ sau khi tiêm là trẻ quấy khóc liên tục, không tỉnh táo, thở khò khè, thở nhanh và ngắt quãng, da mẩn đỏ… Đây là những phản ứng sau tiêm cần báo nhanh cho các bác sĩ để được xử lý kịp thời.
1.2. Theo dõi trẻ tại nhà sau khi tiêm phòng
Sau khi tiêm phòng xong thì cần phải theo dõi trẻ trong vòng ít nhất 24 – 48 tiếng sau khi tiêm bao gồm những dấu hiệu dưới đây:
- Tình trạng ăn hoặc ngủ
- Nhiệt độ, tinh thần ter
- Dấu hiệu về nhịp thở
- Dấu hiệu bất thường: phát ban…
- Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…)
Cha mẹ cần phải chủ động xin số điện thoại của cán bộ y tế để nếu xảy ra hiện tượng bất thường nào ở nhà thì có thể liên hệ để giải đáp và được hỗ trợ sớm nhất có thể.
Trẻ em sau khi tiêm phòng cần tiếp tục được theo dõi tại nhà từ 1 đến 2 ngày sau khi tiêm. Người theo dõi trẻ phải là người biết cách chăm sóc trẻ và là người trưởng thành. Cụ thể, cha mẹ cần phải chú ý đến biểu hiện của con như: Tinh thần; nhiệt độ, tình trạng ăn, ngủ, biểu hiện tại chỗ sưng, đỏ, hoặc phát ban.
Nếu như trẻ có phản ứng thông thường sau khi tiêm phòng như quấy khóc, sốt nhẹ, sưng đau vùng tiêm…mà không kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì không phải lo lắng. Tuy nhiên trẻ bị nôn trớ sau tiêm phòng thì cần được theo dõi thường xuyên, liên tục vào ban đêm nhằm kịp thời phát hiện ra biểu hiện bất thường.
2. Chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm chủng:
Bé cần được ăn uống, và bú đủ số lượng, đúng tư thế, lưu ý không cho bé ăn khi nằm … Đồng thời thường xuyên kiểm tra trẻ, nhất là vào ban đêm.
Cha mẹ đặc biệt lưu ý không tự ý dùng thuốc cho trẻ mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Với trẻ sốt nhẹ thì cần theo dõi, chườm ấm và nới rộng quần áo. Nếu trẻ sốt cao thì hãy dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế. Đồng thời phải báo cho cán bộ y tế tình trạng sức khỏe của trẻ.
Nếu có bất kỳ bất thường ở trẻ cần giải đáp thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ nhé.
Dưới đây là những bất thường ở trẻ sau tiêm phòng cần chú ý
– Sốt cao > 39 độ C, kéo dài, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.
– Trẻ quấy khóc kéo dài, kích thích và bứt rứt.
– Kém tương tác với người xung quanh, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.
– Phát ban, chân tay lạnh và da nổi vân tím.
– Co giật.
– Trẻ bị nôn trớ sau tiêm phòng, bú kém, bỏ bú.
– Trẻ thở nhanh, thở gấp, thở ậm ạch, thở rên và khó thở co kéo hõm ức, tím môi và chi.
Với trẻ sơ sinh bị nôn trớ là tình trạng sinh lý tự nhiên. Tuy nhiên nếu như tình trạng kéo dài kèm theo những biểu hiện bất thường khác sau khi tiêm phòng thì cần phải nhanh chóng báo cho bác sĩ.
3. Trẻ bị nôn trớ sau khi tiêm cần xử lý như thế nào?
Sau khi tiêm phòng thì trẻ em gặp phản ứng phụ là điều bình thường. Trẻ bị nôn trớ sau tiêm phòng nếu không nghiêm trọng thì cha mẹ có thể chăm sóc trẻ ngay tại nhà bằng cách dưới đây:
- Với trẻ em sau tiêm phòng cần được bú mẹ hoặc bổ sung nước nhiều hơn. Hãy bế trẻ lên và thường xuyên quan sát trẻ, chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
- Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ): bổ sung thêm nước, tiếp tục ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. Với trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú mẹ.
- Phản ứng tại chỗ tiêm bao gồm đỏ hoặc sưng, đau tại chỗ tiêm, thường chúng sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Có thể dùng thuốc giảm đau để làm giảm những triệu chứng phản ứng theo chỉ định.
- Trẻ bị đau khớp, trong đó có cả khớp nhỏ ngoại vi dai dẳng trên dưới 10 ngày thì thường sẽ tự khỏi. Một số trường hợp cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của cán bộ y tế.
- Nếu như trẻ bị nôn trớ sau tiêm phòng kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì cần phải báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng trẻ bị nôn trớ sau khi tiêm phòng, hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc, Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé. Chúc bạn sức khỏe!