Categories Sức khỏe

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ phải làm sao? Tìm hiểu nguyên nhân gây ra

Trẻ bị nôn trớ phải làm sao? Câu hỏi này nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Thường tình trạng này khá thường gặp, tuy nhiên vẫn phải biết cách xử lý để tránh để trẻ lo lắng, sợ hãi. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bai viết dưới đây nhé.

Tóm tắt nội dung

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sữa do đâu?

Hiện tượng nôn trớ nhiều ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, nhưng cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu kèm theo những biểu hiện bất thường thì cha mẹ không nên chủ quan.

Trẻ bị nôn trớ phải làm sao
Trẻ bị nôn trớ phải làm sao?

Các chuyên gia chỉ ra 2 nguyên nhân chính khiến cho trẻ sơ sinh thường xuyên bị nôn trớ đó là: hiện tượng sinh lý và bệnh lý.

1.1. Trẻ em sơ sinh bị nôn trớ do sai lầm về chăm sóc và ăn uống của các bậc phụ huynh

Thường thì nhiều trẻ em bị trớ sữa do cách chăm sóc và chế độ ăn uống hợp lý.

Trường hợp trẻ em khi ăn sữa quá nhiều, bị ép ăn quá mức hay bú quá no trong khi hệ tiêu hóa còn yếu chưa hoạt động hiệu quả. Điều đó khiến cho lượng sữa không tiêu hóa được sẽ rất dễ bị đầy bụng và xảy ra tình trạng nôn trớ.

Cha mẹ cho trẻ bú sữa không đúng tư thế, bú bình sai cách cũng khiến cho trẻ bị nuốt nhiều khí vào dạ dày, đây là nguyên nhân khiến cho trẻ bị nôn trớ. Do vậy để hạn chế tình trạng này cần phải chuyển đổi tư thế nằm của con khi bú sữa là được.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải lưu ý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trớ sữa có thể do bố mẹ đặt bé nằm ngay sau khi ăn no hoặc do quấn rốn hay quấn khăn quá chặt.

1.2. Hiện tượng trẻ bị nôn trớ do bệnh lý

Một nguyên nhân khác khiến cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ là do cơ thể gặp vấn đề, cụ thể là  trẻ nhỏ đang mắc một bệnh lý nào đó. Bởi vậy, cha mẹ cần phải theo dõi tình trạng trên để đưa bé đi khám kịp thời.

Khả năng cao trẻ đang bị mắc phải những căn bệnh dưới đây:

  • Bệnh lý đường ruột: viêm đường ruột, tiêu chảy, …
  • Rối loạn thần kinh thực vật làm co thắt môn vị.
  • Bệnh lý đường hô hấp.
  • Dị tật bẩm sinh đường tiêu.
  • Do một số bệnh lý ngoại khoa đường tiêu hóa: xoắn ruột, lồng ruột, tắc ruột.
  • Một số bệnh lý nhiễm trùng: tăng áp lực nội sọ, viêm màng não
  • Hội chứng sinh dục thượng thận,…

2. Tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa có nguy hiểm không?

Thường tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe , đây là hiện tượng sinh lý rất bình thường. Tuy nhiên theo thông tin ở trên cho thấy, nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị nôn trớ mà đi kèm những dấu hiệu khác thì không được chủ quan. Cụ thể là một số biểu hiện như: chướng bụng, trẻ quấy khóc hoặc co giật thì tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám và có phương pháp điều trị sớm. Tình trạng này nếu như để lâu thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

3. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ phải làm sao?

Khi thấy trẻ nôn trớ thì cha mẹ không nên lo lắng và sốt ruột. Hãy bình tĩnh để có cách xử lý tốt nhất, dưới đây là các bước để cho cha mẹ thực hiện:

  • Bước 1: Ngay khi trẻ nôn trớ thì hãy nghiêng đầu trẻ sang một bên sẽ giúp cho trẻ không bị sặc chất nôn. Tiếp theo, bạn hãy nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, mũi và họng của trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng quấn khăn gạc vào ngón tay thấm chất nôn trong miệng và họng trẻ hoặc hút ra.
  • Bước 2: Khum bàn tay và vỗ nhẹ hai bên lưng của trẻ nhằm trấn an, đồng thời giúp trẻ ho bật hết chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
  • Bước 3: Dùng khăn thấm nước ấm để lau cổ và toàn thân cho trẻ, thay hết đồ có dính chất nôn cho trẻ.
  • Bước 4: Sau khi trẻ đã hết cơn nôn, thì bạn hãy cho trẻ uống nước ấm hoặc ORS ấm bằng từng thìa nhỏ. Có thể cho trẻ bú bình hoặc bú mẹ từ từ. Không được dùng thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định của bác sĩ và dỗ dành để bé ngủ.
  • Bước 5: Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo

4. Làm thế nào để hạn chế tình trạng bé bị trớ sữa?

Chăm sóc cho trẻ sau khi bị nôn trớ
Chăm sóc cho trẻ sau khi bị nôn trớ

Tình trạng trẻ bị trớ sữa thường xuyên là không mong muốn với bất kỳ cha mẹ nào. Do vậy để biết cách hạn chế nôn trớ ở trẻ sơ sinh thì bạn hãy cho trẻ bú từ từ, đủ cữ, tránh việc ép trẻ ăn quá no. Khi trẻ đã ăn no thì bạn hãy bế trẻ một lúc và vỗ ợ hơi, đặt trẻ nằm sau 20 – 30 phút sau bú. Tránh bế xốc trẻ lên hoặc,đùa với trẻ khi trẻ vừa ăn no.

Ngoài ra, mẹ hãy massage quanh rốn nhẹ nhàng từ đó sẽ giúp làm giảm co bóp dạ dày và hạn chế nôn trớ. Tránh việc massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng, điều đó sẽ khiến tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột và giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày. Đây là cách giúp giảm chướng bụng và nôn trớ. Ngoài ra, bạn cần phải nắm được tư thế bú đúng cách và cách ngậm bắt vú đúng.

Cha mẹ nên chú ý không nên để con vừa ăn vừa nằm, vừa bú sữa bởi điều đó dễ khiến cho trẻ bị trớ sữa hoặc bị sặc. Đặc biệt, bạn cũng không nên cho bé nằm ngay lập tức sau khi cho con bú. Bạn hãy bế bé lên khoảng 20 – 30 phút để bé ợ hơi xong mới đặt bé nằm xuống.

Theo đó thì cha mẹ có thể theo dõi và không được chủ quan nếu thấy trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Nhất là khi trẻ có kèm theo những triệu chứng lạ thì hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Với những thông tin bài viết trẻ sơ sinh bị nôn trớ phải làm sao hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật tin tức hữu ích nhé. Chúc bạn thành công!

Facebook Comments
Rate this post

About The Author