Categories Sức khỏe

Chế độ ăn cho người đau dạ dày hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Đau dạ dày là tình trạng thường gặp ở những người có chế độ sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về chế độ ăn cho người đau dạ dày.

Tóm tắt nội dung

Tìm hiểu chế độ ăn cho người đau dạ dày

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau dạ dày là vấn đề ăn uống thiếu khoa học. Vì vậy, để điều trị bệnh một cách hiệu quả, đầu tiên bạn cần quan tâm đến là chế độ ăn uống. Khi lên thực đơn hàng ngày, bạn cần đảm bảo những nguyên tắc trong chế độ ăn cho người đau dạ dày dưới đây.

Ăn uống đúng giờ

Bạn nên ăn uống đúng giờ vào các thời điểm nhất định trong ngày. Bởi khi để bụng đói, dạ dày sẽ tiết dịch vị và gây kích thích niêm mạc, tăng co bóp và từ đó sẽ làm tăng các cơn đau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh ăn quá no khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích và tiết ra nhiều axit gây viêm loét.

Lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa

Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp cho dạ dày tránh co bóp liên tục. Nhờ đó những cơn đau bụng, chướng bụng sẽ được hạn chế. Bạn có thể chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu như bơ, khoai lang, sữa chua…

Ăn chậm, nhai kỹ

Bạn nên ăn chậm và nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát, giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng. Việc này giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt, cũng như làm giảm thời gian lưu trữ thức ăn và bớt gánh nặng cho dạ dày, từ đó giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

Bổ sung các bữa nhỏ trong ngày

Ngoài 3 bữa chính, việc bổ sung bữa phụ sẽ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn nhằm trung hòa axit. Bạn nên ăn bữa nhỏ sau bữa chính khoảng 2 – 3 tiếng, tuy nhiên bạn không ăn thêm vào ban đêm.

Chế độ ăn cho người đau dạ dàyChế độ ăn cho người đau dạ dày hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Xem thêm: Giới thiệu một số app chế độ ăn giảm cân phổ biến

Chọn thời điểm uống nước

Thời điểm uống nước tốt nhất cho cơ thể là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước bữa ăn khoảng 1h. Bởi việc uống nước sau bữa ăn sẽ gây loãng dịch vị dạ dày, điều này khiến chứng đau dạ dày càng gia tăng. Ngoài ra, đối với người bệnh chú ý không nên ăn cơm chan nước canh, tránh việc nhai không kỹ làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.

Cách chế biến các món ăn

Thức ăn cần được nấu chín bằng cách chế biến hấp, luộc, chưng, hầm… Phương pháp này sẽ làm mềm thực phẩm giúp dễ ăn, tránh hiện tượng dạ dày co bóp quá mức, từ đó làm giảm các cơn đau.

Tránh các thực phẩm chiên rán

Đối với người đau dạ dày nên hạn chế các thực phẩm chiên, rán hay xào vì nhiều dầu mỡ làm cho dạ dày khó tiêu hóa hơn. Không nên ăn đồ lạnh, đồ sống và sử dụng các chất kích thích để tránh nguy hại cho niêm mạc dạ dày.

Những loại thực phẩm tốt cho người đau dạ dày

Dưới đây là các loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh dạ dày bạn nên lựa chọn và bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Chuối

Chuối là loại trái cây thân thiện với dạ dày bởi khả năng trung hòa nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Bên cạnh đó, chuối có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng và hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói. Ngoài ra, thành phần xơ hoà tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

Tỏi

Tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn là nhờ Allicin – một loại kháng sinh thực vật. Không chỉ vậy, tinh dầu có trong tỏi còn có tác dụng điều chỉnh acid dịch vị. Vì vậy, khi chế biến món ăn bạn nên thêm 1 – 2 tép tỏi để tăng mùi vị và giảm đau dạ dày.

Gừng

Gừng là một gia vị quen thuộc có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày. Trong tỏi chứa nhiều chất kháng viêm, diệt khuẩn giúp sát trùng và làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày. Do đó, bạn nên bổ sung gừng vào các món ăn để kích thích vị giác và hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

Sữa chua

Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme có lợi hệ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng. Sau mỗi bữa ăn, bạn nên ăn sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa tốt và làm giảm thiểu chướng bụng, đầy hơi.

Nhiều người cho rằng, ăn sữa chua sẽ làm cho các cơn đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì hàm lượng và nồng độ acid có trong loại thực phẩm này thấp hơn nhiều so với acid có trong dịch vị. Do đó, người đau dạ dày vẫn có thể ăn sữa chua mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Chế độ ăn cho người đau dạ dàyChế độ ăn cho người đau dạ dày hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Xem thêm: Những điều cần biết về chế độ ăn 16/8 đang hot hiện nay

Mật ong

Mật ong có tác dụng diệt khuẩn, đồng thời là chất đệm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn có thể pha một ly mật ong với nước ấm để uống. Bên cạnh đó, kết hợp mật ong với tinh bột nghệ có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày.

Cá hồi

Cá hồi có chứa nhiều omega 3, đây là một trong những hoạt chất chống viêm giúp làm lành nhanh các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Thêm vào đó, loại cá này còn giàu protein cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

Bạn có thể chế biến cá hồi thành nhiều món ngon để bổ sung vào thực đơn cho người đau dạ dày. Tuy nhiên, bạn không nên ăn cá hồi sống vì có thể mang các loài ký sinh trùng khiến chứng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

Đu đủ

Enzyme Papain trong quả đu đủ có thể hạn chế được sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh dạ dày. Bên cạnh đó, đu đủ còn giàu vitamin nhóm B và canxi, kali, magie, sắt, kẽm… Việc ăn đu đủ thường xuyên sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng thiếu máu, phục hồi gan và hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

Mỗi ngày, bạn nên ăn 1 – 2 miếng đu đủ chín để chấm dứt ngay tình trạng khó tiêu, cũng như giúp dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn có thể làm món sinh tố đu đủ ngon mát, tốt cho sức khỏe.

Bánh mì

Bánh mì với thành phần chính là tinh bột nên có tác dụng giảm kích thích tiết dịch vị, đồng thời thấm hút lượng acid dư thừa. Vì vậy, ăn bánh mì sẽ giúp dạ dày của bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn.

Nước ép táo

Nước ép táo giàu dinh dưỡng, trong đó thành phần chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, đồng thời phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.

Đậu bắp

Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, cũng như hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc xây dựng được chế độ ăn cho người đau dạ dày một cách khoa học.

Facebook Comments
Rate this post

About The Author