Để sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn thì người bệnh cần tìm hiểu rõ những thông tin về thuốc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm được tác dụng của thuốc Pamin cũng như những lưu ý khi dùng thuốc này.
Tóm tắt nội dung
1. Thuốc Pamin có tác dụng gì?
Thuốc Pamin là một sản phẩm của Công ty cổ phần dược Hậu Giang – Việt Nam. Thuốc được bào chế dạng bột hay viên nén dài, với các thành phần chính gồm:
- Acetaminophen còn được gọi là Paracetamol, có tác dụng giảm đau và hạ sốt
- Chlorpheniramine Maleate: Hoạt chất này sẽ kháng Histamin thông qua được khả năng ức chế những thụ thể H1.
Thuốc Pamin được chỉ định dùng để điều trị những triệu chứng sốt nóng, cảm cúm, ngạt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, đau răng, đau đầu, đau nhức cơ hay đau dây thần kinh…
Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng ở những trường hợp khác chưa được kể đến trên đây. Tuy nhiên, người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ nếu dùng với mục đích khác.
Thuốc Pamin có tác dụng giảm đau và hạ sốt
➤ Xem thêm: Tìm hiểu các trường Cao đẳng Y Dược TP HCM xét tuyển học bạ THPT năm 2020
2. Chống chỉ định dùng thuốc Pamin
Không nên dùng thuốc Pamin trong những trường hợp sau:
- Người quá mẫn với các thành phần trong thuốc.
- Bệnh nhân có tiền sử thiếu máu nhiều lần.
- Người bị thiếu hụt G6PD.
- Bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang.
- Bệnh nhân tắc môn vị, tá tràng.
- Người bị hen suyễn.
- Người có tiền sử nghiện rượu hoặc suy gan nặng.
- Bệnh nhân đang điều trị bằng IMAO.
3. Hướng dẫn cách dùng thuốc Pamin
Cách dùng
Thuốc Pamin được chỉ định uống trực tiếp với nước lọc. Người bệnh hãy uống trọn viên thuốc và tuyệt đối không được bẻ đôi, nhai hay nghiền nát thuốc. Bởi điều này có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Không được dùng thuốc với nước ngọt, nước ép, sữa, đồ uống có ga, rượu, bia, trà, cà phê… Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Trong quá trình điều trị bằng thuốc Pamin, bệnh nhân không được tự ý thay đổi liều lượng hay kéo dài thời gian sử dụng và hãy uống thuốc cho đến khi hết liệu trình.
Liều dùng
Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng khác nhau. Do đó, để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, người bệnh nên đi thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ để được hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng thuốc.
- Với người lớn: Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 viên. Thời gian dùng liều tiếp theo phải cách ít nhất 4 tiếng so với liều dùng trước.
- Với trẻ em từ 7 – 15 tuổi: Mỗi ngày dùng thuốc 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên. Thời gian dùng thuốc cách ít nhất 4 tiếng
- Với trẻ từ 2 – 6 tuổi: Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần ½ – 1 viên. Thời gian dùng liều tiếp theo phải cách ít nhất 6 tiếng.
Lưu ý, liều dùng trên đây chỉ áp dụng ở một vài trường hợp và không thay thế được lời khuyên của các bác sĩ.
Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc Pamin
4. Tác dụng phụ của thuốc Pamin
Trong quá trình sử dụng thuốc Pamin, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:
- Tác dụng phụ thông thường: buồn nôn, khô miệng, da đỏ, nổi mề đay, phát ban…
- Tác dụng phụ hiếm gặp: thiếu máu tiêu huyết, giảm bạch cầu hạt, suy giảm hô hấp, suy giảm tâm thận vận động, bệnh phổi mãn tính…
Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà có thể gặp các biểu hiện khác nhau. Do đó, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kịp thời về tác dụng phụ của thuốc.
5. Tương tác thuốc Pamin
Việc sử dụng Pamin với một số loại thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc, khiến tác dụng điều trị giảm hoặc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc có khả năng tương tác với Pamin: Atropine và thuốc ức chế thần kinh trung ương.
Trước khi sử dụng thuốc Pamin, người bệnh nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược, vitamin, thuốc không kê đơn… để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra.
6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Pamin
Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn cần cân nhắc những vấn đề sau:
- Với những phụ nữ bị thiếu máu không nên dùng thuốc Pamin, bởi hoạt chất Acetaminophen trong thuốc có thể gây ra triệu chứng xanh tím.
- Trong thời gian dùng thuốc nếu sử dụng rượu, bia hay đồ uống có cồn sẽ có thể làm tăng độc tính ở gan. Do đó, người bệnh cần phải hạn chế việc uống rượu trong thời gian trị bệnh.
- Nếu sau một thời gian sử dụng thuốc không làm thuyên giảm được triệu chứng bệnh thì bạn hãy báo cho bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú không nên dùng thuốc Pamin, bởi có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển thai nhi và sức khỏe của mẹ. Chỉ dùng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ.
- Với trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng viên nén mà hãy dùng thuốc dạng bột và liều lượng dùng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Thuốc Pamin có thể gây ra hiện tượng buồn ngủ hay chóng mặt, do đó, người bệnh cần hạn chế lái xe hay vận hành máy móc, làm việc ở độ cao…
7. Cách bảo quản thuốc Pamin
Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Đồng thời để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú nuôi.Trong trường hợp thuốc hết hạn sử dụng, bạn hãy trao đổi với dược sĩ hoặc tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.
Tổng hợp