Trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi khiến mẹ luôn cảm thấy khó chịu, không thể ăn uống. Vậy chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào để cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và dinh dưỡng cho thai nhi. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.
Tóm tắt nội dung
Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu
Tháng đầu tiên
Ở tháng đầu tiên này cơ thể mẹ sẽ có nhiều biểu hiện khác thường so với bình thường. Sự bất thường này do hàm lượng hormone nội tiết tố tăng cao nên mẹ thường xuất hiện các triệu chứng thai nghén như: Buồn nôn, mệt mỏi, bụng có cảm giác khó chịu,,… Để cải thiện tình trạng ốm nghén và đảm bảo sự phát triển của con, các mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm như:
- Những loại giàu protein như các loại thịt, cá và tinh bột. Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung thêm sữa vào các buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để bổ sung canxi, chống bệnh còi xương, loãng xương cho bé.
- Thường xuyên bổ sung sắt trong khẩu phần ăn, bởi sắt có tác dụng bổ sung, thúc đẩy quá trình sản sinh máu, hạn chế tình trạng thiếu máu. Các mẹ nên bổ sung các loại thịt đỏ này trong thực đơn hàng ngày.
- Trong chế độ ăn 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu nên ăn nhiều loại rau xanh, hạt ngũ cốc như: Măng tây, các loại đậu,…
Tháng thứ 2
Xem thêm: Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng giữa
Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều các mẹ bầu cần phải biết. Trong 3 tháng đầu, mẹ chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, hoặc đôi khi chỉ cần 0,4kg -1,7kg cũng khá ổn, bởi nhiều mẹ mấy tháng đầu thai kỳ bị ốm nghén nên bị sút cân.
Nhiều mẹ có quan điểm ăn cho cả hai, không phải là ăn gấp đôi, tuy nhiên phải ăn thêm để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, mẹ nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình.
Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như: Các loại thịt, ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, và các loại đậu. Hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường.
Tháng thứ 3
Đây là tháng cuối cùng của giai đoạn đầu mang thai, lúc này tình trạng ốm nghén đã giảm đáng kể. Vì thế chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng được phong phú hơn, thể hiện:
- Các mẹ nên ăn nhiều rau, củ quả hơn trong tháng này. Một số loại rau bác sĩ khuyên dùng như: Bông cải xanh, cải chíp, bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi, măng tây, ngô ngọt, khoai tây, khoai lang,…
- Mẹ bầu uống nhiều nước hơn mỗi ngày, có thể sử dụng các loại nước ép sinh tố như: Nước táo ép, cam vắt, sinh tố bơ,…
- Uống thêm sữa mỗi ngày.
- Mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin bằng một số loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Những điều cần chú ý trong chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu
Xem thêm: Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng cuối
Đây là thời kỳ khá nhạy cảm, những thực phẩm mẹ đưa vào có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi. Do đó trong giai đoạn này mẹ cần tránh các loại thực phẩm như:
- Các loại thực phẩm lạnh, có chứa chất bảo quản, các thành phần biến đổi gen, các chất kích thích như rượu, cafein….
- Tránh đồ cay, nhiều dầu mỡ vì có thể làm cho mẹ bị ốm nghén nặng hơn.
- Thực phẩm chưa được nấu chín kỹ, tái, sống như gỏi, nem chua,…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng
- Thực phẩm giàu vitamin A, bởi nếu ăn nhiều loại thực phẩm này có thể gây hại cho bé và dị tật, do gan của bé chưa hoàn chỉnh nên chưa thể xử lý vitamin A
- Thực phẩm bẩn, chưa được rửa sạch sẽ
- Các loại cá chứa thủy ngân
- Tránh các loại thực phẩm có thể gây sảy thai như mướp đắng, rau ngót, quả dứa, đu đủ xanh,….
Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, vì vậy mẹ nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Hy vọng chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu kể trên sẽ giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ.