Categories Tin tức

Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng cuối- Bí quyết giúp mẹ khỏe bé tăng cân nhanh

Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng cuối cực kỳ quan trọng với bé. Đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối khoa học, hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Để tìm hiểu kỹ hơn về chế độ ăn này chúng ta cùng tìm hiểu qua vài viết dưới đây!

Tóm tắt nội dung

Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng cuối là gi?

Ba tháng cuối thai kỳ chính là giai đoạn “tăng tốc” để về đích của cả mẹ và bé. Em bé của bạn đã dần hoàn thiện hết những bộ phận trên cơ thể. Đồng thời đây cũng là giai đoạn tăng cân nhanh chóng của bé.

Có thể nói đây là giai đoạn phát triển “thần tốc” của bé trong suốt quá trình thai kỳ. Những thay đổi trong ba tháng cuối này của bé cũng dẫn đến những thay đổi cả về ăn uống cũng như tâm sinh lý của mẹ bầu.

Giai đoạn này mẹ thường gặp phải những tình trạng như đau nhức lưng, vùng hông chậu, do bé tăng cân. Đồng thời ngực mẹ cũng tăng trưởng nhanh hơn, thường xuyên bị mất ngủ, chân gặp tình trạng phù nề,…những điều này dẫn đến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đi lại khó khăn.

Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng cuối là gi?
Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng cuối là gi?

Xem thêm: Chế độ ăn healthy

Sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển sau này của bé. Giai đoạn này nếu bé không tăng cân là một điều đáng lo ngại. Phần lớn yếu tố quyết định nằm ở chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của mẹ. Bởi lẽ lúc này dinh dưỡng của mẹ bầu gắn liền với sự phát triển của bé trong bụng.

Như vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé. Mẹ khỏe mạnh, đủ năng lượng, sức đề kháng tốt thì bé mới được cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho giai đoạn trước khi chào đời này. Dinh dưỡng cho mẹ bầu sẽ là chiếc “đòn bẩy” cho bé yêu phát triển.

Chế độ ăn dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 7

Tháng thứ 7 là giai đoạn phát triển cũng như hoàn thiện hệ thần kinh. Do đó mẹ bầu cần bổ sung thêm các axit béo giúp trẻ phát triển thần kinh cũng như sự thị giác cho bé. Đồng thời mẹ cần bổ sung vitamin C, hỗ trợ hấp thu canxi và sắt. Các bác sĩ khuyến cáo rằng thiếu vitamin C là một trong những nguyên nhân dẫn đến vỡ ối sớm và sinh non.

Chế độ ăn dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 8

Hầu hết các mẹ bầu tháng này rất dễ mắc phải tình trạng táo bón. Vì vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ cần cung cấp thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, rau dền, đu đủ,…Bên cạnh đó để hạn chế tình trạng khó tiêu mẹ cần tránh những đồ ăn chế biến sẵn hay nhiều dầu mỡ. Uống đủ nước và cố gắng vận động nhẹ nhàng.

Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung thêm vào thực đơn những thực phẩm giàu canxi cũng như phốt pho. Bởi canxi và phốt pho sẽ giúp những mẹ bầu bị chuột rút cải thiện nhanh chóng tình trạng này. Đồng thời mẹ cần tăng cường những thực phẩm giàu protein giúp kích thích nguồn sữa mẹ.

Những lưu ý của chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng cuối

Chế độ cho bà bầu 3 tháng cuối
Chế độ cho bà bầu 3 tháng cuối

Xem thêm: Chế độ ăn eat clean

  • Chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ và không bao giờ bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào.
  • Lựa chọn ác nhóm thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước và táo bón
  • Cắt giảm đồ uống có caffein.
  • Bỏ hút thuốc
  • Tránh các loại thực phẩm giàu muối, đường và chất béo. Tiêu thụ muối dư thừa có thể dẫn đến giữ nước và sưng mắt cá chân.
  • Tránh dùng cá kiếm, cá mập, cá hồng trắng hoặc cá thu vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao
  • Không dùng sữa chưa tiệt trùng.
  • Tránh các thức ăn cay, nhiều dầu, chiên xào để ngăn ngừa chứng khó tiêu và ợ nóng.
  • Hạn chế tiêu thụ đến mức thấp nhất những thực phẩm nhiều muối. Vì natri là nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp tình trạng sưng phù và đầy hơi. Natri là thành phần có nhiều trong thức ăn nhanh, thực đóng hộp …

Đặc biệt hơn cả là mẹ bầu phải quan tâm nhiều đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tránh gặp phải ngộ độc thức ăn, cùng các bệnh lý tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.

Như vậy, mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối vì nó sẽ ảnh hưởng đến thể trạng của thai nhi trong bụng và cả về sau này. Chúc cho mẹ và bé yêu có 3 tháng cuối thai kỳ thật khỏe mạnh!

Facebook Comments
Rate this post

About The Author