Bùi Xuân Phái được biết đến là một nghệ sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm nghệ thuật tranh vẽ độc đáo và để lại ấn tượng. Những bức tranh Bùi Xuân Phái đều có những đặc trưng riêng và còn tuyệt vời hơn là qua lời kể của con trai ông.
Tóm tắt nội dung
Đặc trưng tranh sơn dầu họa sĩ Bùi Xuân Phái: Xuất phát từ tình yêu Hà Nội
Cố họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 – 1988) sinh ra tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hà Tây, tỉnh Hà Đông (nay là thủ đô Hà Nội). Từ trong một ngôi làng nổi tiếng với tranh khắc gỗ dân gian Kim Hoàng, ngôi nhà tiểu tư sản trung lưu của cố họa sĩ chuyển về phố Hàng Thiếc, sau chuyển về 87 Hàng Bút nay gọi là phố Thuốc Bắc. Chính vì vậy, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã thuộc lòng từng con đường, ngõ ngách của 36 phố phường Hà Nội.
Xem ngay: ý nghĩa tranh cửu ngư quần hội để biết ý nghĩa từng chi tiết
Bùi Xuân Phái là họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, chuyên về chất liệu sơn dầu. Niềm đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội đã giúp ông sáng tạo nên dòng tranh Phố Phái được quần chúng mến mộ. Người Hà Nội ví Bùi Xuân Phái “như một mạch nước ngầm, ngày càng lan rộng và thẩm thấu chân thành đến tận cùng những tâm hồn xa lạ”, đến nay họ đã nhận ra tầm vóc của ông.
Những tác phẩm tranh sơn dầu họa sĩ Bùi Xuân Phái đẹp nhất
Tranh sơn dầu của họa sĩ Bùi Xuân Phái từ lâu đã không còn xa lạ đối với những người yêu hội họa và người yêu nét đẹp cổ kính của mảnh đất Hà Nội 1000 năm văn hiến. Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, tất cả tranh đều có chiều sâu bên trong từ bề mặt đến cảnh quan.
Những mái nhà xiêu vẹo của Hà Nội dường như là nguồn cảm hứng bất tận cho danh họa Bùi Xuân Phái, với ông mỗi góc phố đều là một câu chuyện mang một nét đẹp rất riêng. Dù vẫn là những mái nhà đỏ, những bức tường rêu phong nhưng không có một bức tranh nào giống bức tranh nào.
Ký ức của bạn gắn với Hà Nội là gì? liệu có phải là những con phố nhuộm màu cổ kính, những chiếc xích lô rong ruổi ngõ phố, những chú đánh giày, những sạp hàng trà đá… Hà Nội bao lâu vẫn mang những nét đẹp rất đời như thế và những bức tranh của tác giả đã toát lên những điều tuyệt vời đó.
Tôi luôn ám ảnh giây phút cuối đời của cha mình…
Hoa sĩ Bùi Thanh Phương tâm sự: “Cho đến bây giờ, đến bản thân tôi cũng không lý giải nổi vì sau cha tôi lại có sự sáng tạo nghệ thuật dồi dào như vậy. Danh từ “phố Phái” được đến từ những bức trang ông vẽ phố cổ Hà Nội. Chỉ cần một nét riêng là tranh của Bùi Xuân Phái đã rất khác, nhiều hoạ sĩ cũng từng nhận xét rằng, cùng một góc phố Hàng Mắm hay Hàng Bạc, Hàng nón hay Hàng Khoai, nhưng dưới nét vẽ của Bùi Xuân Phái người xem thấy vô vàn biến tấu, không trùng lặp, mỗi bức tranh chứa đựng một tâm trạng, riêng biệt, lung linh ở mỗi bức một sắc độ ánh sáng khác.
Click ngay: ý nghĩa tranh mã đáo thành công để biết thêm về những điều đặc biệt
Với những bức tranh tả không gian Hà Nội như ngôi đền Bạch Mã, với cây đa Ngõ Gạch, với những tấm bia Văn Miếu, … thì nhiều hoạ sĩ vẽ. Tuy nhiên, mỗi lần vẽ, Bùi Xuân Phái đều có những nét chấm phá khác nhau…”.
“Khi còn là một cậu bé, tôi đã thường xuyên quanh quẩn bên cha mình để xem ông vẽ, ngày đó tôi gầy và còi cọc lắm, mỗi khi ông có bạn bè đến chơi, tôi như “trợ lý” của ông khi thì lấy nước chè hay mang tranh ông mới vẽ cho bạn cùng thời với ông xem. Đến giờ, tôi vẫn ám ảnh giây phút cuối cùng của ông, ánh mắt ông lạ lắm, như thanh thản, không luyến tiếc trần thế… Tôi luôn tự hào vì mình của danh hoạ nổi tiếng Bùi Xuân Phái”.
Những bức tranh phố cổ của Bùi Xuân Phái có đặc trưng là những mái ngói, những bức tường rêu phong, cổ kính.
Trên đây là đặc trưng riêng biệt của tranh Bùi Xuân Phái và điều đặc biệt qua lời kể của con trai. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.