Categories Sức khỏe

Chế độ ăn uống cho người cao huyết áp cần lưu ý những gì?

Việc thực hiện lối sống lành mạnh là chìa khóa ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về chế độ ăn uống cho người cao huyết áp giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh và ngày càng khỏe mạnh hơn.

Tóm tắt nội dung

1. Nguyên nhân cao huyết áp?

Trước khi chia sẻ về chế độ ăn uống cho người cao huyết áp thì bạn phải nắm được nguyên nhân gây bệnh.

Theo các chuyên gia sức khỏe, chưa phát hiện ra nguyên nhân tăng huyết áp. Nhưng những yếu tố dưới đây góp phần gia tăng nguy cơ phát triển bệnh do:

Chế độ ăn cho người cao huyết áp tốt nhất1
Chế độ ăn cho người cao huyết áp tốt nhất

Tình trạng béo phì:

Với người béo phì thì nguy cơ cao huyết áp tăng gấp 2 – 6 lần so với người bình thường. Để biết mình có bị béo phì không thì bạn cần dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) theo công thức: BMI= CN/[CC]2. Theo đó, cân nặng lý tưởng khi chỉ số BMI đạt 18,5 – 24,9, thừa cân khi BMI từ 25 – 29,5; và béo phì khi BMI ≥ 30.

Béo phì sẽ làm tăng lượng mỡ dự trữ trong tế bào cơ, đồng thời làm tăng lượng axit béo tự do trong máu. Chúng sẽ cạnh tranh với glucose đi vào tế bào cơ vân qua tác động của insulin, làm tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 ở người béo phì do tăng đề kháng với insulin. Các axit béo tự do này còn ức chế sản xuất nitric oxide, tăng hoạt tính thần kinh giao cảm dẫn đến tình trạng cao huyết áp.

Một số nghiên cứu cho biết, khi cân nặng giảm dù chỉ vài kilogram cũng có tác động cải thiện huyết áp. Do vậy giảm cân ở bệnh nhân béo phì là nguyên tắc hàng đầu khi điều trị cao huyết áp, trước khi dùng thuốc.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường gồm những gì?

2. Chế độ ăn uống cho người cao huyết áp cần lưu ý những gì?

1. Muối natri (Sodium)

Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn mặn, nhiều muối Natri có liên quan chặt chẽ đến bệnh tăng huyết áp. Theo đó, sự nhạy cảm với muối là nguyên nhân gây bệnh rõ rệt. Thống kê có khoảng 50% người bệnh với 25% người không có tăng huyết áp có sự nhạy cảm này. Nguyên nhân là do không bài tiết được lượng muối dư thừa dẫn tới huyết áp tăng vọt ngay sau đó.

Do vậy, chế độ ăn uống cho người cao huyết áp cần chú ý nhiều muối, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến bệnh mà còn gây ra tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim, tiểu đạm và dày thành tâm thất trái (tim dày lên).

2. Chất béo

Có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa chế độ nhiều chất béo với tăng huyết áp. Trong đó có 2 nhóm chất béo là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa sẽ làm suy yếu chức năng nội mạc mạch máu, hậu quả gây tăng huyết áp.

Ngược lại nếu tăng cường chế độ ăn uống giàu Omega 3 thì giúp cải thiện chức năng nội mạc, hạ huyết áp đồng thời giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Do vậy chế độ ăn uống cho người cao huyết áp không thể bỏ qua.

3. Rượu và thức uống có cồn

Với người tiêu thụ rượu cao thì bị tăng huyết áp nhiều hơn và còn tăng sự kháng lại thuốc hạ huyết áp. Đó là do tác dụng trực tiếp của rượu lên thành mạch, ảnh hưởng hệ thần kinh giao cảm, gia tăng sản xuất hormon corticoid của tuyến thượng thận.

Dẫu vậy, rượu gây tác động tăng huyết áp ngắn hạn, khi ngưng uống sẽ làm huyết áp giảm. Chất cồn còn cung cấp năng lượng, làm gia tăng nguy cơ rối loạn lipid máu, tăng triglyceride máu, hậu quả tăng xơ vữa mạch máu.

4. Caffein

Caffein thường có trong trà, cà phê, ca cao hay quả guarana. Chất này giúp tinh thần tỉnh táo, giảm mệt mỏi vì tác động đến hệ thần kinh trung ương như kích thích chức năng hoạt động của não. Dẫu vậy chưa có nghiên cứu nào về sự liên quan việc uống caffein kéo dài với tăng huyết áp.

Chế độ ăn cho người cao huyết áp tốt nhất
Cao huyết áp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

5. Kali

Kali có tác dụng bảo vệ người bị cao huyết áp. Đó là bởi kali có tác dụng đào thải muối natri qua đường niệu, ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm đồng thời kích hoạt sự gia tăng sản xuất nitric oxide – chất giãn mạch có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Do vậy người cao huyết áp có thể thực hiện chế độ ăn uống tăng cường cali. Tuy nhiên tránh dùng cho bệnh nhân bị suy thận mạn, bởi họ đào thải kali qua nước tiểu, dễ bị tăng kali máu, gây rối loạn nhịp tim nguy hiểm cho người bệnh.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn thâm hụt calo giảm cân hiệu quả được chị em áp dụng

6. Chất xơ

Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có công dụng làm gia tăng nhu động ruột, từ đó hạn chế hấp thu chất béo, điều hòa rối loạn lipit máu. Tăng cường chất xơ có tác dụng giảm huyết áp gián tiếp nhờ vào giảm insulin máu. Bởi vậy, một khẩu phần ăn nhiều chất xơ sẽ có tác dụng giúp giảm huyết áp.

7. Thuốc lá

Khói thuốc lá có chứa chất nicotin, sẽ khiến tăng huyết áp nhất thời trong vòng 30 phút, kể cả hút thuốc lá thụ động. Đây là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh động mạch ngoại biên và nhồi máu cơ tim

Bài viết trên đây chia sẻ về chế độ ăn uống cho người cao huyết áp giúp kiểm soát tình trạng bệnh và cơ thể khỏe mạnh hơn. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

Facebook Comments
Rate this post

About The Author