Categories Sức khỏe

Chế độ ăn cho người bị gout: Nên ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ ăn rất quan trọng trong điều trị bệnh gout. Nếu chế độ ăn quá nhiều chất đạm và sinh hoạt không khoa học sẽ khiến bệnh càng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu chế độ ăn cho người bị gout ngay dưới đây nhé.

Tóm tắt nội dung

Khái niệm về bệnh Gout

Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric.

Nếu lắng đọng ở khớp sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat. Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi từ 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

Những biểu hiện của bệnh Gout:

  • Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.
  • Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.
  • Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu, suy thận, viêm thận kẽ.
  • Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/lit.
Benh-gout-gap-nhieu-o-nam-gioi-tuoi-tu-40-tro-len
Bệnh gout gặp nhiều ở nam giới tuổi từ 40 trở lên

Đọc thêm:

Hướng dẫn chế độ ăn cho người bị gout

Người bị gout nên ăn gì?

Dưới đây là chế độ ăn cho người bị gout để giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt:

– Những người bị gout nên uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu mỗi ngày, từ đó hạn chế sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.

– Bổ sung vitamin C cho cơ thể để giúp thận đào thải nhiều axit uric trong nước tiểu và giúp ngăn ngừa các cơn đau do gout.

– Ăn thực phẩm có chứa ít purin, nhất là các loại thịt trắng như lườn gà, cá sông,… Một số thực phẩm chứa tinh bột và giàu carbohydrate có chứa lượng purin an toàn, vì thế, người bệnh cũng có thể tiêu thụ chúng với lượng vừa phải.

– Ăn nhiều rau củ như dưa chuột, cải xanh, súp lơ, rau cần,…

– Nên ăn dầu oliu hoặc dầu vừng, dầu lạc để hạn chế tiêu thụ chất béo.

– Trong quá trình chế biến món ăn, ưu tiên các món hấp luộc để giữ được dinh dưỡng trong món ăn và tránh tiêu thụ dầu mỡ.

Người bệnh gout cũng lưu ý để kiểm soát cân nặng. Tình trạng thừa cân béo phì có thể khiến cho nguy cơ kháng insulin và đồng thời thúc đẩy nồng độ axit uric trong máu khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Vì thế hãy kiểm soát tốt cân nặng, bạn có thể kết hợp chế độ ăn khoa học với vận động hợp lý để giảm cân..

Người bị gout nên kiêng gì?

Che-do-an-cho-nguoi-bi-gout
Chế độ ăn cho người bị gout

Khi thực hiện chế độ ăn cho người bị gout, cần loại bỏ những thực phẩm sau:

– Rượu bia làm tăng lượng axit uric trong máu khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, do đó người mắc bệnh gout cần loại bỏ rượu bia ra khỏi thực đơn mỗi ngày.

– Không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều purin, chẳng hạn như nội tạng động vật, thịt chó, các loại hải sản (tôm, cua, ghẹ,…), thịt thú rừng, các loại động vật có vỏ (ốc, hến,…)

– Không nên ăn một số loại rau như măng tây, rau bina, nấm,…

– Nên hạn chế tối đa chất béo trong khẩu phần ăn, nên chọn ăn thịt nạc và tránh thịt mỡ, khi ăn thịt da cầm nhớ loại bỏ da,…

– Không nên ăn những loại quả chua, thực phẩm lên men,… vì những thực phẩm này sẽ có nguy cơ khiến bạn bị tăng lượng axit uric trong cơ thể.

– Hạn chế các loại gia vị có tính cay nóng.

Khi thực hiện chế độ ăn cho người bị gout, người bệnh không nên quá khắt khe trong việc ăn kiêng. Những trường hợp bị gout cấp tính vẫn có thể ăn uống bình thường, điều quan trọng là bạn cần lựa chọn những thực phẩm để cung cấp dinh dưỡng một cách tốt nhất cho cơ thể, đồng thời đảm bảo không khiến cho bệnh bùng phát trở lại.

Với những thông tin trong bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết về chế độ ăn bệnh gout.

Facebook Comments
Rate this post

About The Author