Categories Tin tức

Tranh biện là gì? Những điều cơ bản cần biết về tranh biện

Trong cuộc sống hiện nay sẽ có rất nhiều các trường hợp cần sử dụng đến kỹ năng tranh biện để có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Vậy kỹ năng tranh biện là gì? Bài  viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin về vấn đề tranh biện. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Tóm tắt nội dung

Kỹ năng tranh biện là gì?

Kỹ năng tranh biện là hệ thống các lập luận hoặc ý tưởng của những người tham dự về bất cứ chủ đề gì đó trong cuộc sống. Trong số những người tham dự thì sẽ được chia thành 2 phía là ủng hộ và phản đối về vấn đề đang được đề cập đến.

Trong mọi hoàn cảnh của đời sống đều có thể áp dụng kỹ năng tranh biện ngay từ những sự kiện chính quy đến các vấn đề đời thường tất cả cuối cùng đều nhằm mục đích thuyết phục đối phương rằng ý kiến bản thân mình đưa ra đều đúng căn cứ trên các lập luận logic. Cuộc tranh biện sẽ kết thúc khi mà cả hai cùng đồng ý về một phương án chung. Chính quá trình tranh biện này sẽ giúp các bên tham gia có cơ hội khám phá sâu hơn những kiến thức liên quan đến chủ đề tranh luận từ đó giải quyết được vấn đề.

Kỹ năng tranh biện có vai trò quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện những kỹ năng mềm của mỗi người. Cụ thể các vai trò như:

  • Phát triển được tư duy logic và phản biện: Nhằm bảo vệ quan điểm đồng thời thuyết phục được đối phương người tranh biện cần có cái nhìn ở nhiều khía cạnh, sắp xếp các ý tưởng sao cho logic.  Như vậy bạn sẽ phải vận dụng tư duy phản biện và logic  xuyên suốt toàn bộ quá trình tranh biện và nâng cao kỹ năng để ứng dụng tốt hơn trong cuộc sống.
  • Phát triển bản thân toàn diện hơn: Khi tham gia tranh biện bản thân bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng phát biểu trước đám đông, làm việc nhóm, giao tiếp, sự sáng tạo, lập luận. Những kỹ năng quan trọng để hoàn thiện bản thân và giúp bạn phát triển tốt hơn công việc.
  • Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề: Tranh biện tốt sẽ giúp quá trình đàm phán, thương lượng đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó mà bản thân người tranh biện cũng sẽ có những vấn đề khác nhau để có thể nâng cao được ý thức về việc tìm cách giải quyết vấn đề.
  • Nâng cao sự tự tin: Trong quá trình tham gia tranh biện bạn có thể rèn luyện được kỹ năng phát biểu trước đám đông, rèn luyện và nâng cao hơn sự tự tin.
  • Phát triển bản thân toàn diện: Từ việc tranh biện bạn sẽ học hỏi thêm được các kỹ năng xây dựng nội dung, làm việc nhóm, sáng tạo.
  • Làm cho bạn có ý thức về thời gian: Cuộc tranh biện sẽ diễn ra vào khoảng thời gian nhất định và mọi người đều có một khoảng thời gian giới hạn để thể hiện bản thân. Chính điều này sẽ mang đến cảm giác tốt hơn về thời gian và như vậy bạn cũng biết sắp xếp thứ tự cho những điều bạn nói.

Xem thêm:

tranh-bien
Tranh biện có thể diễn ra cả ở trường học

Những điều cơ bản cần biết về tranh biện

Để tham gia tranh biện bạn cần nắm vững các nguyên tắc, cấu trúc của cuộc tranh biện điển hình như:

Luật tranh biện

Mặc dù không có quy định cụ thể về luật tranh biện nhưng ở các cuộc tranh biện sẽ được tiến hành căn cứ theo nguyên tắc như:

  • Chủ đề: Đây có thể là một ý tưởng, 1 tuyên bố hoặc 1 chính sách bất cứ nào đó.
  • Người tham gia: Thành phần tham gia là 2 người hoặc 2 nhóm người chia thành 2 phía ủng hộ và không ủng hộ.
  • Cách thực hiện: Các bên sẽ thay nhau đưa ra luận điểm, luận cứ để chứng minh đúng quan điểm của mình và có thể đưa ra phản biện lại ý kiến của đối phương.
  • Thời gian: Do 2 bên tự quy định về thời gian và trình bày quan điểm của bản thân.

Cấu trúc của vòng tranh biện

Một số ký hiệu cần nhớ ở vòng tranh biện như:

  • A: Ký hiệu là đội tán thành
  • A1: Ký hiệu là người đầu tiên của đội tán thành
  • A2: Ký hiệu là người thứ 2 của đội tán thành
  • A3: Ký hiệu là người cuối cùng của đội tán thành
  • N: Ký hiệu là đội phản đối
  • N1: Ký hiệu là người đầu tiên của đội phản đối
  • N2: Ký hiệu là người thứ 2 của đội phản đối
  • N3: Ký hiệu là người cuối cùng của đội phản đối

Các vòng tranh biện

Cuộc tranh biện thường diễn ra  với 3 vòng và theo diễn biến cụ thể như:

  • Vòng 1: Chứng minh quan điểm

A1: Trước tiên tuyên bố quan điểm tán thành về chủ đề tranh biện ( trong khoảng thời gian 1 phút)

N2: Người thứ 2 của đội phản đối đặt câu hỏi cho A1, Đội A cử người trả lời (trong khoảng 2 phút)

N1: Người đầu tiên của đội phản đối tuyên bố quan điểm phản đối về chủ đề tranh biện (trong khoảng 1 phút)

A2: Người thứ 2 của đội tán thành đặt câu hỏi cho N1, Đội N cử người trả lời (trong khoảng 2 phút)

  • Vòng 2: tranh biện

Ở vòng này, cả 2 bên sẽ thay phiên nhau đưa ra ý kiến để  từ đó bảo vệ quan điểm của đội và phản bác ý kiến của đội đối phương. Thành viên của 1 đội sẽ có thời gian tranh biện trong khoảng 1 phút.

  • Vòng 3: Kết luận A3:

Đưa ra kết luận cho đội A (1 phút) N3: Đưa ra kết luận cho đội N ( trong khoảng 1 phút)

Cấu trúc lập luận cho ý tưởng 

Một cấu trúc của lập luận tốt nhất sẽ bao gồm:

Luận điểm – Lí lẽ – Dẫn chứng – Tầm quan trọng.

  • Luận điểm: Đây chính là lý do lớn nhất để ủng hộ hay phản đối ý tưởng, tuyên bố…
  • Lý lẽ: Dùng để chứng minh rằng vì sao luận điểm đưa ra lại đúng.
  • Dẫn chứng: Đưa ra các bằng chứng hoặc ví dụ thực tế như các nghiên cứu khoa học, tình huống thực tế, số liệu thống kê… để căn cứ vào đó để củng cố lại luận điểm.
  • Tầm quan trọng: Chỉ ra lập luận của bạn liên quan tới trọng tâm của cuộc tranh biện như thế nào.

Bài viết ở trên đã chia sẻ cho bạn đọc thông tin về tranh biện để áp dụng tốt trong cuộc sống, công việc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức để có thể tranh biện và tìm ra giải pháp để giải quyết tốt vấn đề.

Facebook Comments
Rate this post

About The Author