Bệnh quai bị hay còn gọi là má chàm bàm, có biểu hiện là sưng tuyến nước bọt, có nguy cơ lây nhiễm cao qua đường tiếp xúc. Vậy bệnh quai bị là gì? Cách điều trị và phòng tránh bệnh quai bị như thế nào?
Tóm tắt nội dung
1. Bệnh quai bị là gì? Có triệu chứng gì?
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Thời gian từ lúc bạn nhiễm phải virus và bị bệnh kéo dài từ 12 đến 24 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đôi khi gây ra các biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời.
Quai bị có thể lây lan qua đường nước bọt, song không dễ lây như sởi hay thủy đậu. Những người bị quai bị thường có nhiều khả năng lây nhiễm nhất từ hai ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện đến sáu ngày sau khi các triệu chứng kết thúc.
Bệnh quai bị là gì? Cách điều trị và phòng tránh như thế nào?
Triệu chứng của bệnh quai bị là xuất hiện nhanh. Chỉ sau một đêm đã thấy má sưng ở quai hàm, có thể sưng hai bên cùng một lúc. Tình trạng sưng càng ngày càng to, kèm theo những biểu hiện như nóng và đau, sờ thấy rắn, mệt mỏi và chán ăn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khác như rêu lưỡi vàng, khô môi, người háo nhiệt và khát nước.
Bệnh kéo dài từ 7-15 ngày. Những trường hợp nặng có thể sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, đau đầu và nôn tháo. Phần lớn bệnh nhân sẽ thấy khó chịu 1-2 ngày trước khi xuất hiện những triệu chứng. Bệnh nhân bị sốt cao trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và má sưng to, gây đau khu nuốt nước bọt.
2. Tìm hiểu cách điều trị bệnh quai bị
Đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu chứng quai bị. Bệnh được điều trị chủ yếu là nâng đỡ, tăng cường dinh dưỡng, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, hạ sốt nếu có biểu hiện sốt, giảm đau khi viêm tuyến mang tai gây đau.
Bên cạnh đó, cần áp dụng chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý, sử dụng thuốc giảm đau không kê toa để hạ sốt như acetaminophen hay ibuprofen. Có thể làm dịu các tuyến bị sưng bằng cách chườm túi nước đá, uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt.
*** Xem thêm: Bệnh quai bị ở nam có gây vô sinh không? Có nguy hiểm không?
Về chế độ ăn uống, nên chế biến những món ăn mềm và dễ tiêu hóa như súp, sữa chua, cháo.. tránh những đồ ăn cứng có thể khiến tuyến nước bọt sưng lên. Sử dụng nhiều thực phẩm chứa vitamin C không axit như xoài, dưa đỏ, rau lá xanh.. những món ăn thanh mát như khổ qua, đậu xanh, hoa kinh giới…Đồng thời, thêm các loại gia vị như tiêu đen, gừng và tỏi vào đồ ăn để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Đặc biệt, cần kiêng đồ nếp, cá mè, cá chép và những thực phẩm cứng hoặc khô vì dễ khiến cho tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Đối với trẻ nhỏ, cần cách ly, cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, không đùa giỡn quá mạnh vì sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe của trẻ, đặc biệt là ở bé trai. Khi trẻ sốt, phụ huynh có thể cho trẻ uống paracetamol vừa hạ sốt vừa chữa đau đầu với hàm lượng 1 kg thể trọng/1 mg paracetamol có vị cam hoặc chanh cho dễ uống. Nếu trẻ còn sốt mà chưa đến cử uống thuốc, mẹ có thể sử dụng những miếng dán hạ sốt cho trẻ.
3. Hướng dẫn phòng tránh bệnh quai bị
Theo chia sẻ của những bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM, cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất là tiêm vacxin phòng bệnh quai bị. Với trẻ em từ 12 tháng tuổi trở nên có thể tiêm phòng bệnh quai bị để cơ thể miễn nhiễm với dịch.
Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân quai bị mà chưa tiêm vacxin cần tiêm vacxin phòng bệnh ngay để bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh. Lưu ý tiêm không quá 72h sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Vắc xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh, trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80%, nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.
Người mắc bệnh quai bị cần hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác. Ngoài ra, có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt là đường hô hấp.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh quai bị, giúp bạn tìm hiểu bệnh quai bị là gì cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh lây nhiễm nguy hiểm này.