Rễ tranh là một vị thuốc quen thuộc với nhiều người. Nhưng phần lớn chúng chỉ được mọi người biết đến và sử dụng với tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ít ai biết và chú ý đến tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của chúng cả.
Tóm tắt nội dung
Tác dụng của rễ tranh
Cỏ tranh là gì?
Cỏ tranh thuộc họ lúa Poaceaecó tên khoa học là Imperata cylindrica (L.) và còn được gọi với tên gọi là bạch mao căn.
Cây cỏ tranh là loại cây thân thảo sống lâu năm, thân có lông cứng, phần thân rễ có nhiều vảy và rất chắc khỏe, chiều cao khoảng 1 m hoặc 1,5m.
Tìm hiểu thêm: Tranh mã đáo thành công
Các lá thuôn dài và hẹp, có nhiều lông tơ dài từ 15 – 30cm, rộng 3 – 6mm. Mép lá mỏng, sắc, mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, lá có gân nổi lên ở giữa. Lá non có màu xanh lục nhạt, bóng, có khi lá cuộn lại, lưỡi bẹ mềm, bẹ lá mảnh, ngắn và có lông dài.
Hoa mọc thành chùm dài 5 – 20cm, hình chùy, dày đặc những hoa nhỏ giống như hoa của cây ngô và cành chứa hoa không có lá. Hoa màu trắng bạc, có nhiều lông, cánh hoa mềm và dài.
Rễ cỏ tranh là loại rễ chùm, rễ của cây được bao phủ bởi một lớp vỏ bọc bên ngoài, các phần rễ khác bám chắc vào đất, nhưng dễ gãy ở các nốt sần ở rễ và khi gãy sẽ tạo thành các sợi lồi lõm khác nhau. Phần ruột bên trong chứa các khe nứt.
Cây cỏ tranh mọc hoang ở hầu hết ở khắp các tỉnh thành của nước ta
Rễ cỏ tranh có tác dụng gì? Tác dụng của rễ cỏ tranh trong đông y
Theo nhiều tài liệu đông y đã ghi chép lại, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn. Dược liệu được quy vào kinh tâm, vị, tùy. Với tính vị đó, rễ cỏ tranh có tác dụng lợi tiểu tiện, trừ phụ nhiệt, điều trị ứ huyết, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, tiểu tiện khó khăn.
Thường thì rễ cỏ tranh được sử dụng làm bài thuốc chữa niệu huyết, nóng sốt, khát nước, giúp thông tiểu tiện, tẩy độc và thanh lọc cho cơ thể.
Rễ cỏ tranh có tác dụng gì? Tác dụng của rễ cỏ tranh trong y học hiện đại
Ở một số nghiên cứu của y học hiện đại, rễ cỏ tranh được ghi nhận là chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho cơ thể như glucose, oxalic acid, potassium arundoin, cylindrin, fructose,… Cũng chính các thành phần này đã tạo nên những tác dụng của rễ cỏ tranh trong y ngày nay.
Xem thêm: Tranh biết ơn thầy cô
Có hiệu quả trong quá trình đông máu: Qua các nghiên cứu, các chuyên gia đã ghi nhận, bột rễ cỏ tranh có thể rút ngắn thời gian phục hồi canxi của huyết tương, nhờ đó giúp thúc đẩy quá trình đông máu hiệu quả.
Ức chế vi khuẩn: Việc sử dụng dược liệu này có tác dụng ức chế trực khuẩn flexner và sonnei. Tuy nhiên, chúng lại không có tác dụng đối với trực khuẩn shigella.
Lợi niệu: Với hàm lượng kali chứa trong dược liệu này có khả năng giúp kích thích thông tiểu tiện. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng mạnh nhất trong 5 – 10 ngày dùng.
Về độc tính: Về tác dụng này, các chuyên gia đã làm thí nghiệm trên thỏ để xác định độc tính. Thông qua cách, dùng nước sắc bơm nuôi thỏ với liều 25g/kg. Sau khoảng thời gian 36 tiếng, hoạt động của thỏ sẽ bị ức chế, hô hấp tăng và có dấu hiệu hồi phục nhưng khả năng vận động chậm. Ở trường hợp tiêm tĩnh mạch với liều 10 – 15g/kg, thỏ thở gấp và vận động cũng giảm. Còn ở trường hợp tiêm tĩnh mạch với liều lượng cao hơn, khoảng 25g/kg, thỏ có thể chết sau 6 tiếng sau đó.
Rễ cỏ tranh chữa bệnh đau xương khớp
Chữa đau nhức xương khớp cũng là một trong các tác dụng được nhắc đến nhiều của rễ cỏ tranh. Cách dùng đơn giản, sử dụng 15g rễ cỏ tranh, kết hợp ké đầu ngựa, hy thiêm, quế chi, bạch chỉ từ giả, kim ngân hoa, mỗi vị 12g và 12g thổ phục linh,
Tất cả các dược liệu đem rửa sạch, sắc chung với 2 lít nước, dùng uống trong ngày. Cứ kiên trì như vậy cho tới khi bệnh hết hẳn.
Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ tìm thấy cho mình một câu trả lời thiết thực nhất, cũng như một kiến thức hay có ích trong cuộc sống thường ngày nhé!