Giải đáp thắc mắc: Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân là sự dư thừa bilirubin trong máu. Khiến da trẻ chuyển sang màu vàng làm nhiều bậc phụ huynh lo lắng và có thắc mắc vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên.

Tóm tắt nội dung

1. Một số điều cơ bản về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số điều cơ bản về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần nắm được:

  • Vàng da là một loại bệnh vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da có triệu chứng thường gặp, điển hình nhất là da bị vàng, lòng trắng trong mắt cũng nghiêng về màu vàng nhiều hơn.
  • Vàng da thường bắt đầu có biểu hiện ở ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 sau khi trẻ chào đời và sẽ dần dần thuyên giảm sau khoảng 7 đến 10 ngày.
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vàng da ở trẻ có nguyên nhân do sinh lý và nguyên nhân do bệnh lý.

Giải đáp: Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?Giải đáp: Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

  • Khi trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng vàng da trong khoảng 24 giờ đầu sau khi sinh hoặc thời gian vàng da kéo dài hơn 2 tuần là không bình thường có thể là do bệnh lý. Trong trường hợp này, bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín.
  • Bệnh vàng da khi không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, có thể khiến não bộ của trẻ bị tổn thương vĩnh viễn.

2. Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Bệnh vàng da có 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Phải tùy thuộc vào từng trường hợp mới có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc: Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Trường hợp: Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý là loại bệnh vàng da ở cấp độ nhẹ có nguyên nhân là do mức độ dư thừa bilirubin trong máu ít. Loại bệnh này thường bắt đầu có biểu hiện ở khoảng ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi trẻ chào đời và khoảng đến ngày thứ 7 – 10 triệu chứng vàng da ở trẻ sẽ giảm dần và hết.

Loại mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh này ở trẻ không gây ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe của trẻ. Trẻ vẫn khỏe mạnh và bú mẹ bình thường. Triệu chứng bệnh vàng da ở mức độ này là trẻ vàng da mặt, da ngực và mắt có màu hơi vàng.

Trường hợp: Vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý có nguyên nhân là do mức độ chất bilirubin trong máu vượt quá ngưỡng cho phép khiến gan không thể đào thải kịp ra ngoài cơ thể. Hậu quả của việc quá dư thừa Bilirubin là có thể Bilirubin thẩm thấu vào não và gây tổn thương nghiêm trọng tới não bộ mà không có khả năng phục hồi.

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Vàng da bệnh lý được chia làm hai loại như sau:

  • Vàng da bệnh lý do tăng bilirubin gián tiếp: Đối với trường hợp vàng da này, các triệu chứng thường xuất hiện sớm trong vòng khoảng 24 tiếng sau khi trẻ dinh. Điều đáng chú ý là vàng da sẽ lan ra toàn thân khi mức độ bilirubin tăng lên chứ không riêng 1 hay 2 bộ phận. Loại bệnh vàng da này có tiến triển và kéo dài hơn so với vàng da sinh lý. Và bé thường xuất hiện những triệu chứng như bé lười ăn, người mệt mỏi, uể oải thậm chí xuất hiện tình trạng co giật và ngưng thở khi bệnh vàng da quá nặng.
  • Vàng da bệnh lý do tăng bilirubin trực tiếp: Đối với trường hợp này, các triệu chứng vàng da sẽ xuất hiện muộn hơn tầm khoảng sau 2 tuần sinh. Và có những biểu hiện như trẻ lười bú, lên cân chậm, phân màu nhạt và nước tiểu có màu sậm. Với loại bệnh vàng da này hầu hết có nguyên nhân chủ yếu là do trẻ sơ sinh bị những dị tật bẩm sinh về đường dẫn mật hoặc do những loại bệnh lý bẩm sinh ở gan.

3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da

Để trẻ mau chóng khỏi bệnh cũng như tránh những trường hợp xấu nhất thì các mẹ nên chú ý tuyệt đối cách chăm sóc trẻ trong khoảng thời gian này. Và nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để có lời khuyên của bác sĩ và những người có chuyên môn.

Các mẹ nên đặt trẻ nằm ở những nơi có ánh sáng tự để trẻ có thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời (chú ý là chỉ cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng nhẹ). Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ giúp trẻ đào thải Biliirubin dư thừa trong cơ thể bé ra ngoài.

Ngoài ra, các mẹ hãy cho trẻ bú nhiều hơn vì khi trẻ bú nhiều sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa và đào thải chất độc hại ngoài cơ thể. Các mẹ cũng nên chú ý kiểm tra nước tiểu và phân cùng với mức độ vàng da của trẻ để có thể tìm cách xử lý nhanh nhất.

Nếu thấy bé có biểu hiện không khỏe hãy mang ngay đến cơ sở ý tế để thăm khám kịp thời. Trên đây chúng tôi đã giúp mọi người giải đáp thắc mắc: Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết. Mong đã mang lại thông tin hữu ích đến bạn đọc!

Facebook Comments
Rate this post

About The Author