Bệnh quai bị có bị lây không? Bệnh quai bị lây qua đường nào?

Bệnh quai bị có lây không? hay bệnh quai bị có lây trong thời gian nhiễm bệnh không? Nếu có thì bệnh qua bị lây qua đường nào?…là vấn đề nhiều người thắc mắc. Nếu bạn muốn tìm hiểu vấn đề trên, hãy tham khảo thông tin chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

1. Bệnh quai bị có lây không?

Bệnh quai bị có lây không là thắc mắc của nhiều người. Theo chia sẻ của những chuyên gia sức khỏe, quai bị là bệnh nhiễm trùng của tuyến nước bọt, do siêu vi trùng Paramyxovirus gây ra. Tuy đây là căn bệnh lành tính, song nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não hay viêm tinh hoàn..

Bệnh quai bị có bị lây không? Bệnh quai bị lây qua đường nào?
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu lây qua đường hô hấp

Cũng theo những chuyên gia sức khỏe Cao đẳng Dược Nha Trang, quai bị là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa Đông- Xuân. Bệnh quai bị không những lây lan mà còn lây lan với tốc độ nhanh chóng và lây lan qua nhiều con đường. Chính vì thế, nếu không có phương pháp phòng tránh cẩn thận thì những người xung quanh rất dễ bị lây nhiễm và để lại những biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh quai bị lây qua đường nào là chủ yếu.

2. Bệnh quai bị lây qua đường nào? Bệnh quai bị lây khi nào?

Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm bệnh quai bị là người. Người bệnh điển hình trong giai đoạn khởi phát chính là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất. Bên cạnh đó, người mang vi rút không triệu chứng cũng có vai trò là nguồn truyền nhiễm, Trong ổ dịch, thường cứ 1 người bệnh quai bị lâm sàng có từ 3-10 người mang virut lành, chủ yếu là người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.

Vậy bệnh quai bị lây qua đường nào? Bệnh quai bị lây qua nhiều đường khác nhau, song chủ yếu là đường hô hấp và tiếp xúc. Cụ thể là:

Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Vi rút có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện.. người bình thường hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Những hạt nước bọt chứa vi rút sống gây bệnh kích thước nhỏ có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét; những hạt cực nhỏ, dạng khí dung (dưới 5 m) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín, gặp gió các hạt khí dung chứa vi rút có thể phát tán xa hơn.

Bệnh quai bị có bị lây không? Bệnh quai bị lây qua đường nào?Bệnh quai bị có bị lây không? Bệnh quai bị lây qua đường nào?

*** Xem thêm: Bệnh quai bị ở trẻ em: Tổng hợp những thông tin cha mẹ cần biết

Bên cạnh đó cũng có thể do người quai bị chạm tay vào mũi, miệng và sau đó chuyển virus mang mầm bệnh sang những vật dụng khác trong nhà như bàn ghế, tay nắm cửa,… Sử dụng chung dao, kéo, chén, đĩa, khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo với người mắc bệnh.

Mới đây, cũng có một số nghiên cứu cho rằng bệnh quai bị có thể lây qua đường phân và đường tiểu tiện. Tuy nhiên, căn cứ này vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác.

3. Tham khảo biện pháp phòng chống lây lan bệnh quai bị

Ở phần trình bày trê, bạn đã nắm được bệnh quai bị lây như thế nào. Dưới đây hãy cùng tham khảo cách phòng chống bệnh quai bị. Tính chất của bệnh là lây nhiễm cấp tính, vì thế, quai bị có khả năng lây nhiễm cao và sức lây nhiễm mạnh. Một số biện pháp phòng chống lây lan bệnh quai bị là:

Người bệnh không nên đi học, đi làm hoặc không nên đến những nơi đông người. Phải hoàn toàn cách ly với đám đông trong vòng 10 ngày kể từ ngày có những dấu hiệu bệnh.

Người bệnh vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không được dùng chung vật dụng cá nhân với người bình thường.

Khi ho hoặc hắt hơi người bệnh phải che miệng hoặc quay đi chỗ không có người, phải rửa tay sau khi che miệng.

Người bình thường khi tiếp xúc với người bệnh cần phải đeo khẩu trang.

Nghiêm túc thực hiện tiêm ngừa vacxin quai bị khi đủ 12 tháng tuổi hoặc những ai chưa được tiêm ngừa quai bị phải đến các trung tâm y tế tiêm ngừa.

Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ, những đồ chơi của trẻ phải được vệ sinh sạch hoặc phải vô trùng.

Trên đây là một số thông tin về bệnh quai bị. Bài viết hi vọng đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh quai bị lây qua đường nào hay bệnh quai bị có dễ lây không, lây như thế nào..để có biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả.

Facebook Comments
5/5 - (2 bình chọn)

About The Author