Categories Mang thai

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cực kỳ quan trọng, quyết định đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Nhất là dinh dưỡng mang thai 3 tháng đầu thai kỳ được xem là cực kỳ quan trọng với thai nhi. Thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

Tóm tắt nội dung

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng mang thai 3 tháng đầu

3 tháng đầu được xem là khá quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Trong tuần thứ 4 của thai kỳ sẽ phát triển hệ thống thần kinh của trẻ. Khi đến tuần thứ 6 hình thành não và tủy sống cùng với sự phát triển tuần hoàn, tim cùng với các cơ quan nội tạng khác. Thường đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ sẽ phát triển những bộ phận của cơ thể như chân, tay, mắt, miệng, mũi…để hoàn thiện.

Dinh dưỡng cho thai phụ mang thai 3 tháng đầu khá quan trọng
Dinh dưỡng cho thai phụ mang thai 3 tháng đầu khá quan trọng

Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc bổ sung dưỡng chất cho thai nhi là cực kỳ quan trọng. Trong đó bao gồm các loại sắt, canxi, Vitamin D, Axit Folic. Với những mẹ bầu mà không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì có thể khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng, dị tật, thậm chí là sảy thai. Điều đó cho thấy chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu đảm bảo đầy đủ, khoa học rất quan trọng giúp cho sự phát triển của mẹ và thai nhi khỏe mạnh.

2. Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

  • Năng lượng: Nhu cầu của thai phụ không có sự thay đổi đáng kể so với sự phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng đầu trung bình mỗi bà mẹ sẽ được cung cấp 2300 – 2400 kcal/ngày;
  • Axit folic: Có tác dụng làm giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh hoặc tật nứt đốt sống với bào thai. Hoạt chất này có trong nguồn thực phẩm bao gồm thịt gia cầm, ngũ cốc, các loại rau xanh như rau muống, cải xanh. Bên cạnh đó, bà bầu có thể bổ sung thêm các loại viên uống axit Folic theo chỉ định của bác sĩ;
  • Protein: Đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của mô bào thai. Ngoài ra thì thành phần này còn đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng mô vú với tử cung trong giai đoạn thai kỳ, sản sinh máu nhằm nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Protein được tìm thấy trong nguồn thực phẩm là trứng, cá, thịt gà, sữa, thịt bò,…;
  • Sắt: Mỗi ngày, bà bầu nên bổ sung khoảng 36 – 40mg sắt nhằm giúp phòng ngừa thiếu máu. Một số loại thực phẩm bổ sung hàm lượng sắt cao nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của thai phụ bao gồm tim cật, thịt đỏ hay những loại rau xanh, các loại hạt,… Bên cạnh đó có thể dùng các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt theo chỉ định của các bác sĩ;
  • Vitamin A: Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ 600mcg vitamin A. Những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin A tốt cho mang thai 3 tháng đầu như trứng, sữa, thịt, cá, gan động vật, củ quả màu đỏ, vàng, rau màu xanh thẫm;
  • Canxi và vitamin D: Đây là 2 thành phần thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, và mẹ bầu. Tốt nhất thời kỳ mang thai 3 tháng đầu nên ăn những thực phẩm như rau xanh, đậu đỗ, tôm, trứng, cá, cua…để bổ sung canxi đồng thời dậy sớm tắm nắng để bổ sung thêm Vitamin D tốt cho cơ thể;
  • Vitamin C: Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương cho bé chắc khỏe hơn. Bạn có thể bổ sung nhiều loại rau củ quả khác nhau để hấp thụ đủ chất nhé….;
  • Ngoài những nguồn thực phẩm tốt cho mang thai 3 tháng đầu thì có thể bổ sung thêm: các loại Vitamin nhóm B, EPA/DHA, Magie, selen, i-ốt, kẽm,…rất tốt cho cả mẹ và bé.

3. Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Thời kỳ mang thai 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé, nếu không chú ý đến việc ăn uống thì đây còn là yếu tố gây sảy thai. Vậy mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì? Cần tránh các loại thực phẩm dưới đây nhé.

  • Dứa: Thận trọng khi ăn dứa hoặc những thực phẩm có chứa dứa khi mang thai 3 tháng đầu sẽ là nguyên nhân khiến thai chết lưu. Đó là bởi, loại trái cây này có chứa chất bromelain là yếu tố gây co thắt ở phụ nữ mang thai, dẫn tới sảy thai;
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì
  • Cua: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì cần phải hạn chế ăn cua quá nhiều bởi yếu tố này sẽ  gây xuất huyết bên trong và tử cung co lại hay thậm chí là thai chết lưu. Nguồn thực phẩm này còn chứa hàm lượng cholesterol cao thực sự không tốt cho sức khỏe của thai phụ;
  • Lô hội (nha đam): Các chuyên gia khuyến cáo, lô hội hay nước ép lô hội có thể gây xuất huyết vùng chậu dẫn đến sảy thai, bởi vậy phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì? Thì cần tránh loại thực phẩm này nhé;
  • Hạt mè (vừng): Hạt mè bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, tuy nhiên với thai phụ cần tránh ăn quá nhiều. Nhất là khi kết hợp với mật ong ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ thì sẽ khiến cho thai phụ bị sảy thai.Tuy nhiên bạn có thể ăn hạt mè đen giai đoạn cuối thai kỳ sẽ giúp sinh con dễ dàng hơn;
  • Gan động vật: Gan bổ sung nhiều vitamin A rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thì mẹ bầu không nên lạm dụng quá nhiều, chỉ nên ăn 1-2 lần/ tháng. Bởi trong gan còn chứa nhiều retinol có thể gây hại cho thai nhi;
  • Đu đủ: Chắc hẳn phụ nữ khi mang thai đều tránh ăn đủ đủ dù là quả xanh hay ương. Nguyên nhân là chúng có chứa các enzyme dẫn đến cơn co thắt tử cung gây sảy thai;
  • Chùm ngây: Theo các chuyên gia, cây chùm ngây chứa hàm lượng alpha sitosterol cao, gây hại cho phụ nữ mang thai bởi chúng sẽ dẫn tới sảy thai. Bởi vậy phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần tránh ăn loại rau này;
  • Các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng: Loại sữa này có chứa vi khuẩn listeria không tốt cho phụ nữ mang thai;
  • Thực phẩm sống: Thực phẩm sống, tái được khuyến cáo không dùng cho bà bầu bởi chúng có thể chứa một loại ký sinh trùng là toxoplasma nếu như chưa rửa kỹ và nấu chín. Vừa khiến cho bà bầu có thể bị đi ngoài và đồng thời gây hại cho sự phát triển tâm thần của thai nhi;

Bên cạnh đó, còn rất nhiều thực phẩm không tốt cho bà bầu như muối, đồ ngọt, đồ ăn dầu mỡ, chế biến nhanh hay đồ uống chứa chất kích thích… Bởi vậy phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày đảm bảo sức khỏe.

Thông tin chia sẻ trên đây về mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

 

Facebook Comments
Rate this post

About The Author