Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề. Vậy bệnh quai bị uống thuốc gì, phải xử lý ra sao khi mắc bệnh? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về chứng bệnh này.
Tóm tắt nội dung
Bệnh quai bị uống thuốc gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ…
Bài viết liên quan : bệnh quai bị nên ăn gì
Các triệu chứng phổ biến của bệnh quai bị bao gồm: sốt cao đột ngột có thể lên tới 39 – 40oC; chán ăn; đau đầu; sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to (có thể sưng ở một hoặc cả hai bên), khó nhai, khó nuốt; buồn nôn; đau cơ, nhức mỏi toàn thân; mệt mỏi; có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Việc điều trị quai bị chủ yếu dựa vào nghỉ ngơi và dùng các thuốc giảm triệu chứng cho đến khi hệ miễn dịch của cơ thể đánh bại được vi rút.
Bị quai bị uống thuốc gì?
Khi được chẩn đoán bệnh quai bị, bạn cần:
- Săn sóc răng miệng thường xuyên, sử dụng ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt
- Uống nhiều nước, tránh các thức uống nhiều axit như nước ép trái cây
- Nằm nghỉ, đắp ấm vùng tuyến sưng để giảm đau
- Có thể uống thuốc hạ nhiệt, giảm đau (1-2 viên paracetamol 500mg/ngày). Đây là các loại thuốc người bệnh có thể tự sử dụng khi không biết “bệnh quai bị uống thuốc gì?”
- Cách ly đến khi tuyến mang tai hoàn toàn hết sưng nhằm tránh lây lan.
Người bệnh cần phải đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng nguy hiểm sau:
- Tinh hoàn sưng đau
- Nhức đầu không đáp ứng với thuốc giảm đau, cứng gáy
- Rối loạn nhịp thở, nhịp tim
- Đau bụng nhiều, nôn ói
- Triệu chứng bệnh không cải thiện sau 7 ngày.
Mẹo chữa bệnh quai bị bằng thuốc nam
Chữa bệnh quai bị bằng gừng
Gừng cũng có tác dụng trị quai bị hiệu quả
Bài viết liên quan: bệnh quai bị ở nam
Bệnh quai bị ở thời kỳ toàn phát sẽ dẫn đến sưng to tuyến mang tai và theo kinh nghiệm dân gian thì gừng khô có tác dụng giảm sưng hiệu quả.
Chỉ cần các bạn giã gừng khô rồi đắp lên vùng bị sưng. Tuy nhiên gừng có tính nóng, nên chỉ giã một lượng ít, vừa đủ, không được giã quá nhiều sẽ làm nóng rát.
Có thể dùng khăn để quấn khỏi gừng rơi ra ngoài.
Hạt gấc
Ngoài gừng ra thì hạt gấc cũng có tác dụng trị bệnh quai bị hiệu quả. Với nguyên liệu hạt gấc có thể làm được rất nhiều phương pháp trị bệnh quai bị như sau:
Nhân hạt gấc giã nát hoặc hạt gấc đốt thành than 4 – 5 hạt, giấm thanh 5ml, tinh cối đá (đã vô trùng 6 – 10g). Tất cả trộn đều bôi vào chỗ sưng, mỗi ngày 4 – 5 lần.
- Rượu hạt gấc
Nhân hạt gấc 2 – 3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10ml, đem hạt gấc mài vào dấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.
- Hạt gấc đốt
Hạt gấc đốt thành than 3 – 4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm (chừng 5g) đốt thành than. Hai vị trộn đều hòa với dầu vừng bôi vào chỗ sưng viêm.
Lá na, lá gấc, lá cà độc
Lấy 3 loại lá này một thứ một ít, rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp vào nơi sưng.