Nôn trớ là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên hiện tượng bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to khiến cho nhiều bố mẹ lo lắng. Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin và cách xử lý trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to do đâu?
Thông thường thì nôn trớ là một phản xạ để loại bỏ virus, vi khuẩn…trong đường tiêu hóa để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên đây cũng là hiện tượng bất thường trong cơ thể của bé do bị nhiễm độc. Dưới đây là nguyên nhân trẻ bị nôn trớ chướng bụng:
1.1. Viêm đường ruột
Viêm ruột khiến cho đường ruột bị nhiễm khuẩn do virus gây ra. Tình trạng này khiến bé bị nôn trớ kèm theo triệu chứng tiêu chảy, chúng có thể được tự khỏi trong vòng 24 hoặc 48 giờ.
Lưu ý: Hãy rửa sạch tay trước khi cho trẻ bú hoặc cho trẻ ăn, nhất là sau khi đi vệ sinh.
1.2. Dị ứng thực phẩm
Tình trạng này thường xảy ra với những trẻ lớn, trong độ tuổi ăn dặm. Với trẻ 2 tuổi bị đầy bụng nôn trớ thì không nằm ngoài lý do này. Dị ứng thực phẩm vừa khiến cho trẻ em có thể gây nôn kèm theo tình trạng tiêu chảy với một số phản ứng dị ứng bao gồm nổi mẩn đỏ, sưng mặt, môi, lưỡi, quanh mắt và cả vòm họng.
Lưu ý: Nên chú ý và hạn chế cho trẻ dùng những loại thực phẩm gây dị ứng, nôn trớ. Đồng thời báo cho bác sĩ nắm được tình trạng của trẻ để phòng ngừa rủi ro.
1.3. Trào ngược dạ dày
Với trẻ sơ sinh thì dạ dày của trẻ thường nằm ngang và các cơ co thắt hoạt động chưa tốt. Đó là lý do dễ khiến bé bị trào ngược dạ dày, kèm theo tình trạng nôn trớ liên tục. Nguyên nhân này rất phổ biến nhưng bạn không phải lo lắng, đến khi dạ dày bé xoay lại vị trí dọc như người trưởng thành thì sẽ hết tình trạng này.
1.4. Viêm ruột thừa
Ruột thừa là một túi nhỏ như ngón tay được nối với ruột già. Tình trạng viêm ruột thừa khiến cho trẻ bị nôn trớ liên tục chướng bụng to kèm theo tình trạng đau bụng dữ dội và khó thở.
Tình trạng này có thể diễn biến tồi tệ hơn, bởi vậy cần nhanh chóng đưa bé đến cơ quan y tế gần nhất. Hầu hết trường hợp bệnh nhân bị viêm ruột thừa thì cần phải được phẫu thuật càng sớm càng tốt.
1.5. Nhiễm trùng khác
Tình trạng nôn trớ liên tục ở trẻ còn là dấu hiệu của nhiễm trùng tai giữa, viêm nhiễm đường tiết niệu hay của bệnh viêm màng não.
Hãy đưa bé đến bệnh viện khi bé bị nôn trớ kèm các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sốt cao, khó thở hoặc hay cáu gắt, khóc dữ dội.
1.6. Ngộ độc
Nếu như trẻ vô tình nuối phải thứ gì đó cũng trẻ bị nôn. Nhất là tình trạng ngộ độc hay nuốt phải chất độ thì nhanh chóng để trẻ nôn hết ra và đưa đi cấp cứu kịp lúc.
2. Trẻ bị nôn trớ chướng bụng cần đưa đi gặp bác sĩ
Nhìn chung tình trạng nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Nếu như có tần suất ít mà không kèm theo những biểu hiện bất thường khác thì không phải lo lắng. Tuy nhiên bạn cần theo dõi sự thay đổi của trẻ, tình trạng kéo dài hoặc có dấu hiệu dưới đây thì phải báo cho bác sĩ:
Đối với trẻ sơ sinh:
- Khóc không có nước mắt
- Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi
- Xuất hiện vết trũng trên đỉnh đầu
- Sử dụng ít tã lót hơn bình thường
- Xuất hiện hành vi kỳ lạ
Đối với trẻ lớn hơn:
- Môi, miệng, da khô, nhăn..
- Tiểu ít, Không đi tiểu trong 6 hoặc 8 giờ
- Không tỉnh táo, Thiếu năng động và có hành vi kỳ lạ
- Buồn ngủ hoặc bị mất phương hướng
- Thở sâu, thở gấp và mạnh
- Mắt trũng sâu
3. Trẻ bị đầy bụng nôn trớ phải làm sao?
Thường các trẻ bị nôn trớ thì có thể được chăm sóc tại tại nhà. Tình trạng này có thể khiến cho trẻ bị mất nước nếu nôn trớ nhiều và cần phải được theo dõi.
Bởi vậy, với trẻ bị nôn trớ thì điều quan trọng nhất là bù nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước.
Đối với trẻ bú mẹ:
- Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì chú ý cho bé bú ở thời gian ngắn hơn. Mỗi cữ bú cách khoảng 2 tiếng và mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
- Nếu sau 8 tiếng mà bé vẫn tiếp tục bị nôn thì cần phải gọi cho bác sĩ.
Với trẻ bú sữa công thức:
- Nên cho trẻ bú thường xuyên với lượng sữa ít. Với trẻ bị nôn trớ thì hãy cho thêm 2 muỗng cà phê điện giải để bổ sung khoáng chất cho trẻ.
- Với các bé trên 6 tháng tuổi cần phải uống dung dịch điện giải có hương vị dành riêng cho đối tượng.
- Trường hợp trẻ sử dụng chất điện giải trong vòng 8 tiếng mà không bị nôn thì bạn hãy cho bé sử dụng sữa từ từ. Trước tiên, bạn có thể bắt đầu với một lượng sữa nhỏ từ khoảng 20ml đến 30ml. Trong vòng 24 tiếng mà trẻ không bị nôn thì có thể cho bé bú sữa lại bình thường.
Với trẻ trên 1 tuổi:
- Trẻ bị nôn trớ chướng bụng thì bạn hãy cho trẻ sử dụng một lượng nhỏ chất lỏng bao gồm sữa và nước cách nhau khoảng 15 phút. Mỗi lần cho bé dùng khoảng 10ml hoặc 30ml, tùy theo độ tuổi của bé để bé tránh được tình trạng bị nôn trớ.
- Với những bé mà trong vòng 24 giờ không nôn trở lại thì bé có thể được ăn uống trở lại bình thường.
4. Cách phòng ngừa nôn trớ ở bé
Để giúp cho bé phòng được tình trạng nôn trớ bụng chướng to, thì ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, có thể lựa chọn một số loại thực phẩm phù hợp với thể trạng và độ tuổi của của bé.
- Bổ sung đủ nước và sữa cho bé, ngoài ra cần phải bổ sung chất điện giải theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế tình trạng mất nước.
- Để cho bé bú trong tư thế đứng, không nên để bé nằm ngay sau khi ăn hoặc bú xong.
- Một số yếu tố kích thích trẻ bị nôn trớ như độ ẩm, khói bụi, không khí nóng, mùi không khí mạnh, nước hoa cũng rất dễ khiến cho trẻ bị nôn trớ.
Tình trạng trẻ bị nôn trớ chướng bụng to cần phải xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị cụ thể. Ngoài ra có thể báo cho bác sĩ để được giúp đỡ. Bài viết trên đây mang tính chất tham khảo, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để phát hiện bất thường kịp thời nhé.